Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 455
Lượt truy cập : 7699835
" Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" Bài 4: Củ Chi và chuyện bên dòng kênh Đông (23/02/2011)
" Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" Bài 4: Củ Chi và chuyện bên dòng kênh Đông Với phương châm nhìn kỹ, nghe nhiều, nói ít , đoàn công tác do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã lắng nghe những điều mà nông dân đang cần nói và muốn nói. Cuộc trao đổi giữa những nông dân quen bán mặt cho đất với đoàn lãnh đạo thành phố về một tương lai gần cho bộ mặt nông thôn mới đã không có khoảng cách. Nghe Người ta biết nhiều về Củ Chi, đó là vùng đất thép thành đồng với...
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Bài 3: Cà Mau: Ưu tư còn lại của câu chuyện lúa - tôm (23/02/2011)
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Bài 3: Cà Mau: Ưu tư còn lại của câu chuyện lúa - tôm Quy luật của nông thôn bao lâu nay là được mùa mất giá, được giá mất mùa nhưng ở Cà Mau nhiều tháng qua thì tôm và lúa lại mất cả mùa lẫn giá. Những năm trước tôm loại 30 con/kg giá 110.000 đồng/kg, bây giờ chỉ còn 80.000 đồng/kg. Tôm sú đã hết thời. Một số khác rục rịch chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng quay về thời hoàng kim của tôm. Một số đông khác sau khi nuôi tôm thất bại đang muốn...
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Bài 2: Cà Mau Ngọt – mặn đôi bờ (23/02/2011)
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn . Bài 2: Cà Mau Ngọt mặn đôi bờ Theo tài liệu lưu trữ từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, hệ thống cống thuộc chương trình giữ ngọt để các huyện Nam Cà Mau với mục đích chống nước mặn xâm nhập, giữ nước ngọt, tiêu úng, xổ phèn, chống tràn… được xây dựng và đưa vào sử dụng từ hơn 20 năm qua với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Quy hoạch không sát hợp với thực tế khiến người dân bức xúc tự ý đập phá cống đập đưa nước mặn vào vùng đất ngọt. Hệ thống cống, đập một thời...
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa (23/02/2011)
Nông dân cần có tư duy công nghiệp Nếu nghĩ rằng, nông nghiệp TPHCM chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP, từ đó coi nông nghiệp nhẹ như tơ hồng là hoàn toàn sai lầm! - Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải phát biểu nhấn mạnh khi gặp gỡ 20 nông dân sản xuất giỏi và lãnh đạo Huyện ủy Củ Chi vào ngày 16-9 để nghe góp ý xây dựng Chương trình hành động của Thành ủy TPHCM thực hiện NQTƯ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đồng chí Lê Thanh Hải phân tích: Cần đặt vấn đề nông nghiệp,...
Quy trình GAP, hướng đi tất yếu - Bài 2: Điều chỉnh để hoàn thành mục tiêu (23/02/2011)
Xác định đúng đối tượng cây trồng chủ lực, không xây thêm nhà máy chế biến mà chỉ tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu,... là những giải pháp được đưa ra để thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (Quy hoạch rau quả). Trong đó vấn đề then chốt là chỉ đạo triển khai áp dụng quy trình sản xuất GAP để có những sản phẩm an toàn, chất lượng cao và thực hiện tốt việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Theo ông Đoàn Xuân Hoà, Phó cục...
TP.HCM: Đất nông nghiệp đang teo tóp dần (23/02/2011)
Giữ đất nông nghiệp cho TP rất khó, khó nhất là khước từ cám dỗ của phát triển công nghiệp và các nhà đầu tư Nhiều bức xúc về đất nông nghiệp, môi trường ô nhiễm đã được nông dân huyện Củ Chi - TPHCM giãi bày trong chương trình Nói và làm của HĐND TPHCM sáng 7-9. Không khéo dân thành con nợ Ông Lê Minh Tấn, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết đất nông nghiệp bị thu hồi làm KCN khiến nông dân không còn đất sản xuất. Toàn huyện có 320.000 lao động nhưng tỉ lệ lao động nông nhàn chiếm tới 55%...
Về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở ĐBSCL... (23/02/2011)
ĐBSCL có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp nổi tiếng như: Viện Lúa, Trường Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, các trung tâm nghiên cứu về khuyến nông, khuyến ngư, các nhà khoa học. Từ năm 2005 tới nay, các tỉnh, thành ĐBSCL đã thực hiện được gần 700 đề tài, dự án; trong đó có gần 50 dự án được Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN) phê duyệt phục vụ các chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao phục vụ nông nghiệp. Tuy...
Quy trình GAP, hướng đi tất yếu - Bài 1: Bài học nhãn tiền (23/02/2011)
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nước ta có nhiều tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả và cây cảnh. Đây chính là cơ sở để Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Quy hoạch rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 vào tháng 7/2007. Tuy nhiên, trước thực tế sản xuất còn manh mún, nhiều chuyên gia lo ngại quy hoạch này có thể sẽ dẫm vào vết xe đổ của một đề án trước đây nếu không có những giải pháp thiết thực và đồng bộ. Xa vời mục tiêu xuất khẩu, sản xuất nhỏ lẻ, không tập...
Thúc đẩy đầu tư vào nông thôn (23/02/2011)
Hội thảo "Cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh mới" đã được tổ chức sáng 19.8, tại Hà Nội. Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, đã đến lúc phải đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp tại nông thôn để cải thiện đời sống người nông dân. Tuy nhiên, số doanh nghiệp (DN) hoạt động tại khu vực nông thôn hiện còn rất ít, lại chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Thạc sĩ Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp và...
Rau an toàn khó bán (23/02/2011)
Rau an toàn khó bán Thời gian gần đây, giá rau an toàn tại TPHCM rớt thê thảm do không cạnh tranh được với các loại rau thông thường giá rẻ. Hàng loạt hộ trồng rau an toàn rơi vào cảnh khó khăn nên họ phải thu hẹp diện tích trồng rau, chuyển nghề, thậm chí bỏ đất trống. Nếu không có biện pháp kịp thời, chương trình rau an toàn của TP có thể không hiệu quả. Giá thua cả rau thường Ông Nguyễn Quốc Toản, Chủ nhiệm HTX rau an toàn Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, than thở: Đầu ra đang là nỗi lo của...
Tiếng kêu từ cánh đồng "chết" (23/02/2011)
Trời tháng bảy, những cơn mưa dầm không ngớt hạt. Đây cũng là thời điểm cánh nông dân ngoại thành và vùng ven TPHCM bắt đầu xuống giống cho mùa lúa chính vụ. Thế nhưng điều đó đối với những người vốn nghiệp nông gia ở đây không còn ý nghĩa. Họ không đợi chờ. Vì với họ, ngày mùa xuống giống dường như đã đi vào lãng quên từ năm, bảy năm nay… Ruộng chết , cỏ được mùa Chỉ tay về cánh đồng ruộng đầy cỏ hoang, ông Ba Mường, ở ấp 4, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, nuối tiếc: Cánh đồng hàng trăm...
Du lịch nông nghiệp: Hướng đi mới cho nông thôn Việt Nam? (23/02/2011)
Với diện tích gần 50.000ha cây ăn quả như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bưởi, cam... Đồng Nai hiện là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất khu vực miền Đông Nam bộ, sản lượng hằng năm đạt trên 300.000 tấn quả các loại, giá trị chiếm hơn 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sau mười năm thực hiện chính sách đổi mới theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị và công nghiệp, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng bên cạnh đó đã bộc lộ những nguy cơ...
Kỹ thuật bón phân cho cây vú sữa (04/04/2011)
Các giống vú sữa hiện có như: Vú sữa Lò Rèn, vú sữa vàng, vú sữa nâu tím và vú sữa bánh xe. Trong đó giống vú sữa Lò Rèn được trồng phổ biến với nhiều ưu điểm nổi bật như: Năng suất cao, vỏ quả mỏng, tỷ lệ thịt trái nhiều, độ brix cao, hương thơm, vỏ quả sáng đẹp. Trồng vú sữa trên đất ruộng phải đào mương lên liếp. Tùy theo chiều rộng mặt liếp mà bố trí số hàng cây cho phù hợp. Với liếp rộng 7-8m thì bố trí trồng một hàng ở giữa liếp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12-13 cây/1.000m2. Với liếp...
Kinh Tế Ngoại Thành: Nhiều Mô Hình, Ít Hiệu Quả (23/02/2011)
Những năm qua, nông dân TPHCM đã mạnh dạn chuyển đổi nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh như trồng rau an toàn, vườn - ao - chuồng (VAC), hoa - cây kiểng, cá cảnh… Tuy nhiên, do người dân thường chạy theo phong trào, chú trọng cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến tính bền vững lâu dài nên chưa có mô hình nào phát triển một cách căn cơ. Đủ kiểu mô hình Những năm gần đây, kinh tế ở ngoại thành không ngừng phát triển, nhiều hộ nông dân từ nghèo khó đã vươn lên làm giàu. Việc đa dạng, phong phú...
Trang
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN