Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1515
Lượt truy cập : 7723805
Đối mặt đại hạn (15/02/2016)
Nắng nóng kéo dài, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra khốc liệt ở ĐBSCL khiến vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước này đứng trước nguy cơ sụt giảm cả về năng suất và chất lượng.

 


Hơn 600 ha lúa ở H.Gò Công Đông, Tiền Giang bị chết vì thiếu nước.

 
Đó là nhận định của ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT ngày 14.2 về ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đến tình hình sản xuất nông nghiệp tại Nam bộ.
Ông Trung cho biết mực nước trên các sông ở Nam bộ đang xuống thấp ở mức kỷ lục trong 90 năm qua; hiện tượng xâm nhập mặn có nơi chưa từng được ghi nhận trong 90 năm qua. Hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra đúng thời điểm nông dân khu vực ĐBSCL vừa xuống giống vụ đông xuân và còn tiếp tục kéo dài nên dự báo sẽ thiệt hại nặng nề.

Cụ thể, Cục Trồng trọt đã ghi nhận ở các địa phương có thiệt hại cụ thể ra sao do hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn gây ra?
Thống kê mới nhất, nắng nóng dẫn tới hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 950.587 ha/1.538.657 ha của toàn vùng ĐBSCL, chiếm xấp xỉ 61,78% diện tích lúa đông xuân ở khu vực này. Trong đó, 8 tỉnh bị thiệt hại nặng nhất gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Nhiều địa phương, diện tích lúa bị xâm nhập mặn chiếm tới 20 - 30% diện tích toàn tỉnh. Riêng ở các tỉnh ven biển, diện tích bị hạn hán và xâm nhập mặn lên tới 340.000 ha. Trong số đó, có 104.371 ha lúa đông xuân bị xâm nhập mặn ở mức độ nặng. Ở mức độ này, cây lúa khó có khả năng sinh trưởng, phát triển để cho thu hoạch.
Còn ở những nơi xâm nhập mặn cường độ nhẹ hơn, cây trồng kém phát triển nên năng suất lúa và chất lượng gạo cũng sẽ kém đi. Cũng theo thống kê ở các địa phương, xâm nhập mặn khiến diện tích lúa vừa xuống giống bị chết có nguy cơ phải gieo giống lại cũng rất lớn, ước tính phải lên tới 80.000 - 90.000 ha.



Nhiều vườn cà phê ở H.Cư Mgar(Đắk Lắk) bị khô cháy
 
Dự báo tình trạng nắng nóng hạn hán, xâm nhập mặn còn kéo dài, Cục có cảnh báo, hướng dẫn cho các địa phương ứng phó?
Cục Trồng trọt thường xuyên đôn đốc sở NN-PTNT các địa phương trong vùng tăng cường kiểm tra, tu sửa, gia cố bờ vùng bờ thửa giảm thất thoát nước, tận dụng tối đa nguồn nước trên sông, rạch, kênh mương và các ao hồ tự nhiên để cung cấp cho lúa và các diện tích cây trồng khác.
Ở những vùng xâm nhập mặn cần đầu tư các công trình, hướng dẫn người dân be bờ, ngăn luồng lạch không cho nước biển tràn vào. Sau đó tiến hành bơm tiếp nước ngọt để làm giảm độ mặn, cứu lấy các diện tích lúa bị nhiễm mặn cường độ nhẹ. Các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm nhập mặn để hướng dẫn người dân sớm gieo trồng lại các diện tích lúa bị ảnh hưởng phải gieo lại để kịp tiến độ mùa vụ.
Ngoài ra, các địa phương tính toán khả năng đảm bảo nguồn nước, để diện tích sản xuất không vượt quá năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại những nơi có khả năng thiếu nước. Ở những vùng không đủ nước tưới cho lúa nhưng vẫn đảm bảo cho rau màu ngắn ngày hoặc khai thác được nguồn nước ngầm bổ sung, nước hồ, đập, thì chuyển đổi sang gieo trồng cây bắp, rau đậu và các loại cây trồng cho nhu cầu nước thấp hơn cây lúa.

Theo http://thanhnien.vn
 
Tin tức khác
Hướng đến nông nghiệp sinh thái (17/07/2023)
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch phòng, chống thiên tai (17/02/2023)
Đưa công nghệ GIS vào cảnh báo lũ và thông tin nông nghiệp (30/01/2023)
'Thủy lợi đến đâu, đói nghèo ra đi đến đó' (09/09/2022)
Đảm bảo an ninh nguồn nước là tương lai của ngành nông nghiệp (12/08/2022)
Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (11/07/2022)
Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng (07/05/2022)
Đất nông nghiệp đang suy giảm, ô nhiễm (21/12/2021)
Ngành Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thủy lợi (06/09/2021)
Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (21/06/2021)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN