Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 4844
Lượt truy cập : 7732577
Cả nước thi đua xây dựng nông thôn mới - Bài 1: Làng quê đổi mới (30/06/2011)
Cả nước thi đua xây dựng nông thôn mới - Bài 1: Làng quê đổi mới

     Từ những xã thuần nông nghèo được Ban Bí thư chọn vào danh sách 11 xã điểm để xây dựng nông thôn mới, chỉ sau 2 năm, các xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định), Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội), Tân Thịnh (Lạng Giang, Bắc Giang)... đã có một diện mạo hoàn toàn mới.

Làng đẹp như mơ

     Mặc dù là xã nằm ở vùng sâu vùng xa của huyện Hải Hậu, cách Hà Nội đến 150km, nhưng có lẽ ai khi về tới Hải Đường cũng phải công nhận rằng đẹp thật! Không chỉ riêng xã Hải Đường mà cả huyện Hải Hậu, ở đâu cũng có những con đường làng trải nhựa sạch sẽ, đẹp như mơ.

     Ông Nguyễn Văn Tuần, Chủ tịch UBND xã Hải Đường cho biết, bộ mặt nông thôn ở xã Hải Đường cũng như cả huyện Hải Hậu bắt đầu thay đổi rõ rệt từ khi cả làng, cả xã góp sức làm đường giao thông nông thôn. Có đường trải nhựa và đường bê tông, bộ mặt xóm làng đẹp đẽ hẳn lên.

     Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km, xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) cũng đã được Ban Bí thư chọn vào mô hình xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, Thụy Hương đã cơ bản xây dựng xong các hạng mục hạ tầng trong tiêu chí nông thôn mới. Bên những con đường trải nhựa, rợp bóng cây xanh là những ngôi nhà được quy hoạch lại ngăn nắp, vuông vắn. Đến nay, Hải Đường, Thụy Hương là những xã đầu tiên trong cả nước đã hoàn thành mô hình xây dựng nông thôn mới.

     Có những xã như Thanh Tân thuộc huyện Kiến Xương (Thái Bình) mặc dù không thuộc danh sách 11 xã điểm của Trung ương, nhưng từ ban đầu đã được UBND tỉnh Thái Bình chọn làm xã điểm của tỉnh để xây dựng nông thôn mới.

Làng quê kiểu mới, cách làm ăn mới

     Ông Nguyễn Văn Tuần, Chủ tịch UBND xã Hải Đường, nói rằng lợi ích của phong trào nông thôn mới chính là làm thay đổi hẳn cách nghĩ, cách làm ăn của bà con. Từ thói quen chỉ trông chờ vào hạt lúa, từ khi có phong trào nông thôn mới người dân Hải Đường như bật hẳn dậy, thay đổi ngay cách tư duy làm giàu. Cả làng, cả xã đua nhau chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Người thì mở xưởng mộc, đồ gỗ mỹ nghệ, hộ thì mở cơ sở may, thêu ren, thảm cói.

     Chị Nguyễn Thị Hồng, 39 tuổi, chủ một cơ sở may ở xóm 22, đang tạo việc làm cho gần 20 chị em cùng xóm, chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi chỉ biết làm ruộng nhưng bây giờ cả xã đều cùng đua nhau làm ăn nên chúng tôi cũng mạnh dạn mở cơ sở may. Bà con, ai cũng vui vẻ, say mê công việc”.

     Chị Hồng kể, từ khi phát động mô hình xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người dân Hải Đường làm ăn sôi động hẳn lên. Sẵn đường giao thông đẹp, nhiều gia đình đã bỏ hàng trăm triệu đồng mua sắm xe khách phục vụ bà con đi lại, buôn bán. Mỗi ngày, riêng xã Hải Đường có khoảng 8 chiếc xe khách chạy đi các tỉnh, trong đó chủ yếu chạy lên Hà Nội, một chuyến chạy lên Quảng Ninh, một chuyến chạy vô Sài Gòn. Có xe, hàng hóa mua bán, chở đi chở về cũng tiện.

     Ông chủ tịch xã nói thêm: “Ngay cả những người đam mê đồng ruộng cũng không chịu cảnh nông nhàn như trước nữa”. Hiện nay, Hải Đường đang có hàng trăm hộ gia đình cùng chuyển sang trồng cây cảnh xuất khẩu. Hộ trồng ít cũng có dăm chục chậu bonsai đặt quanh vườn. Nhiều hộ gia đình đã chuyển cả ruộng trồng lúa sang trồng cây cảnh. Nhiều người hiện xây dựng được cả trang trại cây cảnh. Bên dưới đào ao thả cá, bên trên trồng sanh, si và cau. “Cách đây 2 - 3 tháng, có những hộ gia đình nhờ bán cây cảnh mà bỗng chốc thành tỷ phú. Có hộ thu 2 - 3 tỷ đồng” - ông Tuần nói.

     Chính quyền xã cũng thay đổi tư duy cùng bà con. Để tạo công ăn việc làm cho lớp trẻ, xã mời gọi một doanh nghiệp về đầu tư xây dựng một nhà máy may công nghiệp trị giá 23 tỷ đồng, đặt ngay ở trung tâm xã, mở lớp dạy nghề cho hàng trăm người và hiện đang tạo việc làm cho hơn 400 công nhân, đều là con em trong xã. Nhờ thế, bộ mặt làng quê Hải Đường, Hải Hậu cứ thay da đổi thịt từng ngày một. Có về Hải Đường mới hiểu vì sao phải xây dựng nông thôn mới.

     Còn theo Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu Nguyễn Văn Tìm, sau mô hình Hải Đường, hiện huyện đang nhân rộng ra các xã. Rất nhiều xã như Hải Minh, Hải Phương, Hải Phú, Hải Châu... đều đang thi đua làm đường giao thông nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giúp bà con làm giàu, xây dựng bộ mặt làng quê ngày càng khang trang, hiện đại, đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. (Nguồn: sggp.org.vn)

Tin tức khác
Hướng đến nông nghiệp sinh thái (17/07/2023)
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch phòng, chống thiên tai (17/02/2023)
Đưa công nghệ GIS vào cảnh báo lũ và thông tin nông nghiệp (30/01/2023)
'Thủy lợi đến đâu, đói nghèo ra đi đến đó' (09/09/2022)
Đảm bảo an ninh nguồn nước là tương lai của ngành nông nghiệp (12/08/2022)
Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (11/07/2022)
Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng (07/05/2022)
Đất nông nghiệp đang suy giảm, ô nhiễm (21/12/2021)
Ngành Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thủy lợi (06/09/2021)
Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (21/06/2021)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN