Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1125
Lượt truy cập : 7797399
Vụ lúa đông xuân 2011 ở phía Nam: Đối mặt với nguy cơ đại hạn (04/04/2011)
Vụ lúa đông xuân 2011 ở phía Nam: Đối mặt với nguy cơ đại hạn

Vụ lúa đông xuân 2011 ở phía Nam: Đối mặt với nguy cơ đại hạn Chưa đầy một tháng nữa là mùa mưa kết thúc ở phía Nam và ngày nước nổi ĐBSCL đạt đỉnh cũng cận kề nhưng nhiều nơi ở phía Nam đang thiếu nước. Vụ đông xuân tới đang đối mặt với nguy cơ hạn và xâm nhập mặn gay gắt.

     Hội nghị sơ kết sản xuất lúa năm 2010 và triển khai sản xuất vụ đông xuân ở các tỉnh Tây nguyên và Nam bộ, do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 13-10 tại TP.HCM, đã dành phần lớn thời gian phân tích hiện trạng hạn hán và nguy cơ xâm nhập mặn cũng như giải pháp chống hạn cho vụ đông xuân tới.

Thiếu nước giữa mùa mưa lũ
     Ông Trần Gia Khảm, trưởng phòng phía Nam Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), cho biết lượng mưa từ đầu năm đến hết tháng 9-2010 ở các tỉnh Tây nguyên, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và ĐBSCL so với trung bình nhiều năm chỉ đạt 60-70%. Do ít mưa nên các tỉnh Tây nguyên, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ dòng chảy các sông suối và các dòng chính đều thấp hơn trung bình nhiều năm.

     Tính đến ngày 12-10, đa số các hồ tích chưa đủ nước. Ông Nguyễn Minh Giám, phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết thêm các hồ Trị An, Thác Mơ... đang nằm ở mực nước chết trong khi mùa mưa chỉ còn một tháng nữa nên chắc chắn miền Đông sẽ thiếu nước cho vụ đông xuân. Thậm chí nước dùng cho sinh hoạt cũng có nguy cơ thiếu hụt.

     Theo ông Lê Thanh Tùng (Cục Trồng trọt), do mưa ít và lượng nước trong các hồ chứa thấp nên nhiều tỉnh miền Đông Nam bộ sẽ phải giảm lượng lúa sản xuất. Trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu giảm khoảng 1.000ha (tương đương 20% diện tích trồng lúa), Bình Thuận cũng có nguy cơ giảm khoảng 10% diện tích trồng lúa.

Nguy cơ nước mặn xâm nhập
     Trong khi đó, tại các tỉnh ĐBSCL dù đã đến sát ngày đạt đỉnh lũ nhưng mức nước vẫn thấp hơn so với đỉnh lũ năm 2009 tới cả mét. Tính đến ngày 11-10, mực nước trên sông Tiền cao nhất tại Tân Châu đạt 2,98m, mực nước trên sông Hậu cao nhất tại Châu Đốc đạt 2,51m. Như vậy ĐBSCL năm nay lũ rất nhỏ, theo dự báo khoảng giữa tháng 10 tại Tân Châu đạt 3,1m, Châu Đốc đạt 2,7m, trong khi mức đỉnh của năm ngoái ở hai địa điểm này lần lượt là 4m và 3,52m.

     Hơn nữa, theo ông Khảm, do năm nay thiếu nước trên diện rộng nên sẽ không có lượng nước bổ sung từ các hồ thủy điện khu vực Tây nguyên cho sông Mekong như các năm trước, tình hình thiếu nước tại ĐBSCL càng trầm trọng. “Tình hình lũ nhỏ ở ĐBSCL như hiện nay sẽ làm giảm lượng trữ nước trên lưu vực, gia tăng xâm nhập mặn trong mùa khô... ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vụ đông xuân 2010-2011” - ông Khảm cho biết.

     nhập mặn.

Theo ông Tùng, lũ thấp ảnh hưởng đến 600.000ha vùng thượng nguồn, còn 1 triệu ha hạ nguồn không ảnh hưởng nhiều vì sử dụng nước sản xuất bằng triều cường từ biển Đông.

Các nơi có phương án chống hạn
     Trước những diễn biến bất lợi về thời tiết, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng kết luận công tác chống hạn là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất của tất cả địa phương trong vụ đông xuân tới. “Năm nay tình trạng thiếu nước diễn ra từ thượng nguồn đến hạ nguồn nên rất khó chống đỡ. Lãnh đạo nông nghiệp các địa phương phải lên kế hoạch chống hạn ngay từ trước, trong và cuối vụ” - ông Bổng nhấn mạnh.

     Ông Bổng cũng đề nghị các sở NN&PTNT địa phương lập phương án chống hạn, mặn cụ thể cho địa phương mình rồi trình UBND tỉnh triển khai. Mỗi địa phương phải lập một ban chống hạn để ứng phó kịp thời với tình hình phát sinh. Tránh lặp lại bài học vụ đông xuân 2010 xảy ra mất trắng nhiều vùng trồng lúa ven biển do mặn xâm nhập.

     Riêng đối với Tây nguyên, Nam Trung bộ và Đông Nam bộ cần tranh thủ tích đủ nước cho các hồ chứa theo kế hoạch và quy trình vận hành. Đồng thời tận dụng những nơi có khả năng chứa nước như ao, bàu... để trữ nước cho mùa khô. Với nguồn nước sinh hoạt có nguy cơ thiếu hụt, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước hợp lý và hiệu quả.

     Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương ưu tiên sử dụng giống lúa ngắn ngày (90-95 ngày) thay vì loại 100-105 ngày để tránh hạn cuối vụ, nâng cấp các hệ thống thủy lợi tạo điều kiện dẫn và trữ nước ngay từ đầu vụ.


Người trồng lúa lời bao nhiêu?
     Ông Trương Thanh Phong, chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), cho biết những tháng tới nhu cầu gạo trên thế giới tiếp tục tăng và giá sẽ giữ ở mức cao. Vì vậy, VFA khẳng định sẽ mua hết lúa hàng hóa vụ đông xuân 2011 với giá có lợi cho người dân. Theo VFA, tính chung cả năm 2010 giá thành sản xuất lúa của người dân ở mức 3.000 đồng/kg trong khi giá mua trung bình của doanh nghiệp là 4.080 đồng/kg.

     Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Ngọc Đệ, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cách tính giá thành hiện nay chưa đầy đủ nên chưa thể chắc người dân có lời bao nhiêu. Theo TS Đệ, có ba yếu tố chưa đưa vào tính giá thành là chi phí vốn ban đầu, chi phí đất đai và công lao động. “Các chi phí này chiếm 34-37% giá thành sản xuất nên nếu đưa cả vào giá thành thì chưa chắc người dân đã có lời” - TS Đệ cho biết.


(Nguồn: tuoitre.vn)

Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 14/5/2024 (15/05/2024)
Dự báo thủy văn ngày 13/5/2024 (15/05/2024)
Dự báo thủy văn ngày 12/5/2024 (15/05/2024)
Dự báo thủy văn ngày 11/5/2024 (15/05/2024)
Dự báo thủy văn ngày 16/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 15/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 14/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 13/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 12/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 11/04/2024 (16/04/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN