Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1520
Lượt truy cập : 7723824
Trang trại TPHCM - Bài 1: Đầu tàu nông nghiệp đô thị (23/02/2011)
Trang trại TPHCM - Bài 1: Đầu tàu nông nghiệp đô thị

   Mô hình trang trại, danh chính ngôn thuận được thừa nhận là một bộ phận của nền kinh tế trong Nghị quyết Trung ương 03 của Chính phủ năm 2000. Gần 10 năm qua, mô hình trang trại đã phát triển như thế nào? Mới đây, trong buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại VN tại TPHCM, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận định, dù chưa thể bằng lòng nhưng phải công nhận rằng trang trại đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông thôn.

Diện tích nhỏ, thu nhập cao

      Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn TP (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN-PTNT), TPHCM hiện có 2.294 trang trại (TT) với 6.370 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 6.700 lao động. Phần lớn tập trung ở các huyện và quận ven, trong đó huyện Cần Giờ chiếm hơn 2/3 với 1.585 TT, huyện Củ Chi 271, Hóc Môn 223, Thủ Đức 116, quận 9 có 75, còn lại ở Nhà Bè (17), Bình Chánh (4), quận 12 (3).

     Xét về mặt cơ cấu sản xuất, TT nuôi trồng thủy sản chiếm số lượng nhiều nhất với 1.460 (chủ yếu ở Cần Giờ, Nhà Bè), TT chăn nuôi có 584, TT trồng trọt có 158… Ngoài ra còn có 11 TT làm dịch vụ.

     Khác với các tỉnh, hầu hết TT tại TPHCM có diện tích không lớn, bình quân chỉ khoảng 2,7 ha (cả nước: 5,7ha/trang trại), và giữa các địa phương cũng có sự chênh lệch khá lớn. Nếu Cần Giờ và Củ Chi là 2 huyện có diện tích TT lớn nhất, có TT lên đến 27 ha, thì ở quận 12 và Thủ Đức chỉ trung bình có 0,4 ha/trang trại. Số TT có diện tích dưới 1 ha chiếm nhiều nhất (2.150 trang trại), từ 1-3 ha là 128 TT, từ 3 ha-10 ha có 16 TT và chỉ 1 TT trên 10 ha.

     Tuy diện tích nhỏ nhưng do được đầu tư, thâm canh nên đa phần TT ở TPHCM đã tạo ra giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích khá cao. Tỷ suất lợi nhuận trong năm (thu nhập/vốn) là 61%, trong đó vốn đầu tư và thâm canh cao là các TT nuôi cá cảnh, nhưng cao nhất là trồng lan cắt cành; thu nhập 2 đối tượng này cũng vào hàng cao nhất, lên đến vài trăm triệu đồng/ha/năm.

     Lợi nhuận trên 100 triệu đồng/trang trại/năm chiếm 28,8%, từ 51 triệu – 100 triệu đồng chiếm 52% và dưới 51 triệu đồng chiếm 39,2%. Đa phần TT TP phát triển mạnh vào giai đoạn trước và sau khi có Nghị quyết về kinh tế trang trại, chiếm 64% số TT hiện có.

     Theo ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TPHCM (PTNT TP), 94% chủ TT tại TPHCM vốn là nông dân sản xuất giỏi, gắn bó lâu đời với sản xuất nông nghiệp, từng bước tích tụ ruộng đất. Thời gian sau, lực lượng này được bổ sung thêm những người không xuất thân từ nông nghiệp, chủ yếu từ nội thành ra ngoại thành hoặc quận ven đầu tư TT.

    Cũng theo ông, các chủ TT chính là những người đại diện xứng đáng cho lớp người làm nông nghiệp có trình độ cao, chịu học hỏi, có ý chí vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật và quan trọng là có tiềm lực vốn, mạnh dạn trong cách sử dụng đồng vốn, chấp nhận rủi ro. Họ phản ứng nhanh nhạy với nhu cầu thị trường; chủ động thiết lập các quan hệ bạn hàng, rộng rãi và bền vững; thực hiện tốt mối liên kết với thương lái trong và ngoài địa phương. Chính họ là nhân tố thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa các chủ TT, đoàn thể, chính quyền và các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật như khuyến nông, viện, trường…

Điểm sáng trong phát triển nông thôn

     Kinh tế TT là hướng huy động vốn đầu tư hiệu quả. Theo Chi cục PTNT TP, chỉ tính số TT được khảo sát, ước tính vốn đầu tư đã gần 600 tỷ đồng. Đây là nguồn bổ sung vốn hết sức quan trọng được huy động trong dân, khi lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chỉ thu hút được 3,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), và mới có khoảng 50% trong số đó được giải ngân.

     Các TT đã tạo thêm việc làm và thu nhập đáng kể lực lượng lao động nông thôn tại chỗ và các tỉnh. Việc trả công lao động theo nhiều hình thức, chủ yếu là các hình thức khoán sản phẩm đã kích thích mạnh mẽ sự ra đời thị trường lao động nông thôn. Xét về hiệu quả kinh tế và xã hội, chính sự chuyển nhượng đất, sự tích tụ ruộng đất là cơ hội tốt trong việc hiện đại hóa và cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra lượng hàng hóa lớn, điều mà trước đó TP không làm được do đất đai bị manh mún.

     Dù chưa có con số cụ thể về mức đóng góp của kinh tế TT vào tăng trưởng nông nghiệp TP nhưng theo nhận định chung, các TT chính là mô hình đầu tàu trong việc TPHCM thực hiện chuyển đổi sang nền nông nghiệp đô thị, là nhân tố đột phá chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

     Bộ NN-PTNT xác nhận, các chủ TT của TPHCM, cụ thể là các thành viên của Câu lạc bộ TT TP đã có những đóng góp cụ thể trong quá trình hình thành các chính sách, nhất là trong nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại.

     Đồng chí Trương Tấn Sang đã từng nhấn mạnh, TT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông thôn, nhưng những kết quả đạt được cho thấy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng vẫn chưa được khai thác hết. Hiệp hội DN  - TTVN vẫn chưa phát huy tối đa vai trò. Vì vậy, thời gian tới Bộ NN-PTNT cần sơ kết, đánh giá một cách toàn diện về hoạt động của TT. Vấn đề này cần đi sâu, tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm, kể cả việc hợp tác với hiệp hội các nước để chia sẻ thông tin, nâng cao trình độ, kiến thức và vai trò của hiệp hội hơn nữa.

(nguồn:http://sggp.org.vn)

Tin tức khác
Hướng đến nông nghiệp sinh thái (17/07/2023)
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch phòng, chống thiên tai (17/02/2023)
Đưa công nghệ GIS vào cảnh báo lũ và thông tin nông nghiệp (30/01/2023)
'Thủy lợi đến đâu, đói nghèo ra đi đến đó' (09/09/2022)
Đảm bảo an ninh nguồn nước là tương lai của ngành nông nghiệp (12/08/2022)
Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (11/07/2022)
Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng (07/05/2022)
Đất nông nghiệp đang suy giảm, ô nhiễm (21/12/2021)
Ngành Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thủy lợi (06/09/2021)
Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (21/06/2021)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN