Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 52
Lượt truy cập : 7803173
TP.HCM: Càng chống càng ngập (04/04/2011)
TP.HCM: Càng chống càng ngập

Tất cả 24 quận, huyện của TP đều có điểm ngập. Triều cường gặp mưa lớn thì chỉ còn bơi ra đường.

Theo thống kê của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP (Trung tâm Chống ngập), tình trạng ngập hiện nay xuất hiện tại tất cả các quận, huyện của TP. Nhiều tuyến đường ngập “truyền thống” như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn, Ba Tháng Hai… vẫn sẽ ngập khi có mưa to. Điều này càng được khẳng định khi trên thực tế, năm nào TP cũng đưa ra giải pháp chống ngập nhưng kết quả điểm ngập mới lại xuất hiện ngày càng nhiều.

Ngập là do con người

Ngoài các lý do khách quan, con người vẫn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngập. Với việc nhiều hệ thống  kênh rạch, ao hồ bị san lấp, quy hoạch phát triển TP trên vùng đất trũng thấp thì việc TP bị ngập mỗi khi triều cường là khó tránh khỏi. Đó là một số nhận định được đưa ra tại hội thảo về các giải pháp chống ngập cho TP do Trường Đại học Tôn Đức Thắng cùng Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM tổ chức ngày 26-5.

GS-TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Đại học Công nghiệp TP.HCM), đánh giá: Việc phát triển TP về phía nam vô tình làm giảm khu vực điều tiết nước tự nhiên vì đây là vùng trũng. Do vậy phải sớm quy hoạch, xây dựng các hồ điều hòa ở Củ Chi, Tân Bình, Hóc Môn, Nhà Bè… để tích nước mỗi khi trời mưa lớn hoặc triều cường lên cao. Cũng theo ông Bá, TP cần cấm tuyệt đối chuyện san lấp sông, kênh, rạch để không gây tắc dòng chảy mỗi khi có mưa hoặc triều cường.

Theo số liệu thống kê của ông Bá, chỉ trong vòng 14 năm (1990-2004), tại TP có khoảng 47 kênh, rạch lớn nhỏ với tổng diện tích hơn 16 ha biến mất hoàn toàn. “Chúng ta nên xem xét khả năng đào một trục kênh vành đai đủ lớn từ sông Sài Gòn, đoạn ở quận 12 chạy qua Hóc Môn về Bình Chánh, ra sông Chợ Đệm để tiêu thoát nước cho phía bắc và tây bắc TP” - ông Bá đặt vấn đề.

Phải xem lại quy hoạch đô thị

Theo Thạc sĩ Bạch Anh Tuấn (Đại học Tôn Đức Thắng), trong các tài liệu về đô thị hóa tại TP giai đoạn 1954-1975, các chuyên gia lúc bấy giờ đều cho rằng TP nên đô thị hóa về hướng đông và đông bắc, hạn chế phát triển về hướng nam Nhà Bè, Cần Giờ do các khu vực này là vùng đất yếu, nhiễm phèn. Ngoài ra, việc đô thị hóa khu vực này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống ngập của TP. Từ đó, ông Tuấn đề xuất nên phân chia TP thành các vùng chức năng để có giải pháp chống ngập và thoát nước riêng trên nền một giải pháp tổng thể hợp lý.

Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng trong quá trình phát triển đô thị, TP cần tái tạo vành đai xanh ở các vùng ngoại thành vì đó là bước đệm để tiêu thoát nước cho TP. Việc bê tông hóa vỉa hè, các bờ kè cũng phải được xem lại vì đó là nguyên nhân khiến nước tràn ngập lòng đường mỗi khi trời mưa. “Việc bê tông hóa các bờ kè tuy tạo thêm quỹ đất giao thông và ổn định lâu dài nhưng làm giảm không gian mặt nước tuyến kênh; bờ kênh mất khả năng tích tụ nước, tiêu nước. Theo tôi, chỉ nên bê tông hóa những bờ kênh xung yếu, còn những bờ kênh ổn định nên trồng cỏ giữ bờ” - ông Tuấn hiến kế.

Ông Ngô Lực Tải, Phó Chủ tịch Hội KHKT và kinh tế biển TP, lại nhìn chuyện chống ngập theo khía cạnh TP chưa quản lý được việc xây dựng của người dân. “Cái cần là đi kèm với quy hoạch phát triển đô thị phải có hạ tầng cơ sở như đường giao thông, cống thoát nước. Hiện TP có hơn 8 triệu dân sinh sống trong khi đô thị Sài Gòn chỉ được quy hoạch cho 1,5 triệu người. Công tác quản lý đô thị thời gian qua còn thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng người dân xây dựng tràn lan, lấp các tuyến kênh rạch gây ngập” - ông Tải nhận định.

Triều cường gặp mưa lớn thì chỉ còn bơi ra đường

Chúng ta cứ bảo phòng chống triều cường nhưng có ai trả lời vì sao triều cường lên nhanh nhưng rút xuống chậm chưa? Vì sao triều cường năm sau cứ cao hơn năm trước? Đó là do kênh rạch bị lấn chiếm nên không còn lối thoát nước sau khi triều cường đạt đỉnh. Tất cả các lỗi này đều do con người gây ra. Giờ đây nếu mưa lớn xuất hiện đúng lúc triều cường lên cao, người dân TP chỉ còn cách bơi ra đường thôi.

TS NGUYỄN VĂN QUÁ, Trưởng khoa Môi trường và Bảo hộ lao động, Đại học Tôn Đức Thắng

Xây đường hầm trữ nước chống ngập

Đã đến lúc chúng ta xem xét việc xây đường hầm thông minh tích trữ nước để chống ngập vì lưu lượng mưa năm sau thường lớn hơn năm trước; đỉnh triều năm sau thường cao hơn năm trước. Việc này Malaysia và Ấn Độ đều làm cả rồi. Trước đây họ cũng bị ngập như chúng ta nhưng từ khi đưa hầm ngầm vào chứa nước thì tình trạng ngập không còn nữa.

Kỹ sư ĐỖ NGỌC MINH,Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM

























theo:http://phapluattp.vn
Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 14/5/2024 (15/05/2024)
Dự báo thủy văn ngày 13/5/2024 (15/05/2024)
Dự báo thủy văn ngày 12/5/2024 (15/05/2024)
Dự báo thủy văn ngày 11/5/2024 (15/05/2024)
Dự báo thủy văn ngày 16/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 15/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 14/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 13/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 12/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 11/04/2024 (16/04/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN