Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 130
Lượt truy cập : 7625795
Nhiều dự án - công trình lớn tại TPHCM: Chưa có phương án ứng phó biến đổi khí hậu (04/04/2011)
Nhiều dự án - công trình lớn tại TPHCM: Chưa có phương án ứng phó biến đổi khí hậu

Có một thực tế, nhiều dự án và thậm chí công trình lớn trên địa bàn TPHCM, không tính tới khả năng ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) khi thiết lập các thông số kỹ thuật cho dự án.

Điển hình trong số này có thể nhắc tới dự án Bờ bao sông Sài Gòn, dự án Đại lộ Đông Tây, dự án vệ sinh môi trường TPHCM lưu vực Nhiêu Lộc- Thị Nghè… Chính xác hơn, rất nhiều công trình, dự án lớn đang được triển khai trên địa bàn TPHCM đã không kịp tính toán các thông số liên quan đến khả năng đối phó BĐKH.

“Không kịp tính toán” là vì toàn bộ các dự án này đều đã được xây dựng, triển khai thực hiện vào những thời điểm mà khái niệm BĐKH chưa… xuất hiện tại Việt Nam, chưa được đặt thành vấn đề quốc gia phải giải quyết như hiện nay!

Chẳng hạn như dự án bờ bao sông Sài Gòn được thực hiện ngay từ năm 2003, tức là cách đây 7 năm; dự án Đại lộ Đông Tây và dự án Vệ sinh môi trường TPHCM lưu vực Nhiêu Lộc- Thị Nghè cũng được thực hiện đã lâu, trong khi mãi cuối năm 2008, Bộ NN- PTNT mới ban hành khung chương trình hành động thích ứng với BĐKH giai đoạn 2008 - 2020.

Tất nhiên sẽ có ít nhiều hệ lụy phát sinh từ việc không kịp tính tới khả năng ứng phó BĐKH cho các dự án, công trình lớn đã triển khai.

Lấy ví dụ với dự án Bờ bao sông Sài Gòn và dự án Đại lộ Đông Tây. Khi thiết lập các thông số kỹ thuật cho việc xây dựng bờ bao sông Sài Gòn, nếu có tính tới khả năng BĐKH, người ta sẽ tính toán được đến lúc nào đó mực nước sông sẽ dâng lên cao hơn, hoặc tính tới tác động lún sụt theo tự nhiên của đất trong dài hạn từ 5 - 10 năm trở lên, bấy giờ đê bao sẽ phải được thiết kế cao hơn thông thường khoảng chừng 1m so với mực nước sông tự nhiên.

Chẳng hạn nếu mực nước sông Sài Gòn là 1,5m, đê bao tối thiểu phải cao 2,2 - 2,5m, để dự phòng tác động BĐKH trong tương lai.

Tương tự, dự án Đại lộ Đông Tây chủ yếu chạy dọc theo kênh Tàu Hủ, nhưng dự án này “không kịp” tính toán đến khả năng BĐKH sẽ làm cho nước kênh dâng cao hơn hoặc sóng vỗ vào ven bờ mạnh hơn, dồn dập hơn nên có thể làm cho mặt đất ven bờ kênh bị sụp lún theo thời gian.

Cần nói thêm, từ trước đến nay, ngay cả khi khái niệm BĐKH còn chưa được nói đến nhiều, các kỹ sư, các nhà thiết kế dự án không phải là không tính tới vấn đề nước sông dâng lên cao hơn (đối với dự án Bờ bao sông Sài Gòn) hoặc khả năng lún sụp mặt đường (đối với dự án đại lộ Đông Tây).

Chỉ có điều khi chưa có khái niệm BĐKH, người ta thường quen tính toán xây dựng kế hoạch dựa trên kinh nghiệm thực tế, còn khi đã đặt thành vấn đề ứng phó BĐKH, việc tính toán sẽ phải dựa trên thu thập số liệu thống kê công phu và khoa học, cũng như buộc phải có tầm nhìn xa, dài hạn hơn.

Giải pháp nào cho các công trình, dự án chưa kịp tính tới khả năng ứng phó BĐKH? Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão Sở NN-PTNT TPHCM, hầu như chỉ có một biện pháp duy nhất là… nâng cấp. Nếu bờ bao sông Sài Gòn chưa đủ cao độ như đòi hỏi để ứng phó BĐKH làm nước sông dâng lên cao hơn hiện nay, người ta phải nâng cấp, tôn tạo cao lên đúng yêu cầu.

Dĩ nhiên, các dự án, công trình mới triển khai gần đây đều đã bị buộc phải tính tới yếu tố ứng phó BĐKH.

Phải thừa nhận là gần đây chính quyền TPHCM đã chú trọng đến vấn đề ứng phó BĐKH. Điều này thể hiện qua việc mới đây TP đã triển khai thí điểm dự án “Thay bóng đèn chiếu sáng công cộng dân lập hiệu suất cao” tại quận Gò Vấp, theo đó thay thế gần 9.000 bóng đèn cũ bằng bóng đèn compact. Việc thay thế bóng đèn này vừa tiết kiệm điện, tiết kiệm ngân sách chi tiêu, vừa góp phần giảm thiểu khí thải CO2 ra môi trường, hạn chế tác nhân có thể làm BĐKH.

Đồng thời, ngành GTVT TPHCM cũng đã triển khai trồng cây xanh dọc đường phố và tại các khu đất trống, các dải phân cách… qua đó tăng diện tích mảng xanh đô thị mà một trong những đích nhắm cũng là ứng phó BĐKH.

nguồn:http://sggp.org.vn

Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 26/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 25/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 24/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 23/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 22/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 21/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 20/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 19/03/2024 (19/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 18/03/2024 (19/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 17/03/2024 (19/03/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN