Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 4077
Lượt truy cập : 7730229
Ngập, ít nhất 7 năm nữa! (20/02/2011)
Ngập, ít nhất 7 năm nữa!

Với dự án có tổng mức đầu tư ước tính gần 12.000 tỉ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chủ trì, dự kiến sẽ hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2020, khi đó TP.HCM mới hy vọng hết bị ngập do mưa, lũ và triều cường.

Khi nào hết ngập?
Trong trận mưa lớn hiếm thấy, với vũ lượng đo tại trạm Cầu Bông là 140 mm xảy ra vào chiều tối 1.8 vừa qua, theo báo cáo của Công ty thoát nước đô thị TP.HCM, có 73 điểm bị ngập với độ sâu từ 0,2 - 0,6m. Ở ngay trung tâm thành phố, những con đường hiếm khi bị ngập như Lê Lợi, Nguyễn Thái Bình, Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Calmette, Cống Quỳnh... đều biến thành sông. Nguyên nhân gây ngập lụt ở TP.HCM đã được nhiều nhà chuyên môn xác định tại các cuộc hội thảo khoa học, là do mưa, lũ, triều cường và tổng hợp các yếu tố trên. Biết thế, nhưng giải quyết bài toán chống ngập trong điều kiện của một đô thị cũ đang quá tải, là việc không dễ.

Ông Nguyễn Ngọc Công, Phó giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước (trực thuộc UBND TP.HCM) cho rằng, để giải quyết cơ bản tình trạng ngập lụt, thành phố phải thực hiện những kế hoạch ngắn hạn (hằng năm), trung hạn và dài hạn. Quãng đường đi đến đích của kế hoạch trung và dài hạn vẫn còn khá dài, với rất nhiều việc cần phải làm và tất nhiên, tốn nhiều thời gian và nhất là tốn rất nhiều kinh phí.

Kế hoạch trung hạn, bao gồm việc cải tạo hệ thống kênh rạch, cống thoát nước hiện hữu nằm ở 4 lưu vực kênh rạch chủ yếu thuộc nội thành, với khoảng 100 điểm ngập. Theo Sở GTVT TP.HCM, các điểm ngập này tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, như: lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (17 điểm); Tân Hóa - Lò Gốm và Hàng Bàng (43 điểm); Tàu Hũ - Bến Nghé (6 điểm); còn lại 34 điểm nằm rải rác ở các lưu vực khác. Hiện có 2 dự án lớn sử dụng vốn ODA đang được triển khai rầm rộ, với hàng loạt rào chắn thi công trên đường phố, nhằm giải quyết thoát nước, chống ngập trên 2 lưu vực là Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Tàu Hũ - Bến Nghé. Thời điểm hoàn thành dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) là cuối năm 2009.
Còn ở dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM (lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ), giai đoạn 1, do công tác đấu thầu và triển khai thi công gói thầu D của dự án (Xây dựng tuyến cống chuyển tải, cải tạo hệ thống cống chung hiện hữu trong khu vực) bị chậm, nên thời gian hoàn thành gói thầu này sẽ kéo dài đến tháng 3.2010. Các gói thầu còn lại gồm gói thầu C (Xây dựng tuyến cống bao, trạm bơm chuyển tiếp nước thải, cung cấp thiết bị thau rửa cống) và gói E (Xây dựng nhà máy xử lý nước thải) sẽ hoàn thành trong năm 2008; gói thầu A (Cải tạo kênh Tàu Hũ - Bến Nghé) và B (Cải tạo hệ thống thoát nước mưa bằng bơm) sẽ hoàn thành vào cuối tháng 4.2009. Giai đoạn 2 của dự án này sẽ được khởi công vào năm 2009, hoàn thành vào năm 2014, vốn đầu tư khoảng hơn 9.000 tỉ đồng, nhằm cải thiện môi trường nước ở khu vực các quận: 4, 6 và 8.

Kế hoạch dài hạn là thực hiện dự án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP.HCM, do Bộ NN-PTNT chủ trì. Các giải pháp kỹ thuật chủ yếu của dự án này là quy hoạch hệ thống công trình cho khu vực bờ hữu sông Sài Gòn - Soài Rạp và sông Vàm Cỏ Đông, tạo thành hệ thống khép kín, cho phép kiểm soát sự xâm nhập của thủy triều và lũ thượng nguồn sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, đồng thời bảo đảm tiêu thoát nước mưa từ hệ thống kênh rạch cấp 2. Theo ông Nguyễn Ngọc Công, đây là hệ thống công trình chống ngập từ xa cho TP.HCM và đây mới là cái căn cơ nhất cho bài toán giải quyết ngập lụt cho TP.HCM. Hiện Bộ NN-PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, dự kiến sẽ phê duyệt dự án trong tháng 8 này. Ông Công cũng cho biết, tổng mức đầu tư của dự án ước tính khoảng gần 12.000 tỉ đồng, sẽ được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để thực hiện. Mục tiêu phấn đấu là sẽ hoàn thành dự án trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2020. Khi đó, TP.HCM mới hy vọng hết bị ngập do mưa, lũ và triều cường.

Giảm ngập trong 2 tháng
Không chờ đợi các kế hoạch dài hơi, vào ngày 9.8 vừa qua, UBND thành phố đã triển khai kế hoạch thực hiện công tác chống ngập ngắn hạn trong 6 tháng cuối năm 2008.

Cụ thể, Sở GTVT được giao tăng tốc thi công và hoàn thành dứt điểm 7 dự án xóa ngập và 8 dự án giảm ngập sử dụng vốn trong nước. Sở NN-PTNT đẩy nhanh tiến độ các dự án nạo vét sông, kênh, rạch tiêu thoát nước và các dự án xây dựng bờ bao ngăn lũ, triều cường. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố sẽ phối hợp với Công ty thoát nước đô thị tăng cường khả năng cơ động của Tổ ứng cứu khẩn cấp để ứng phó kịp thời các điểm ngập nặng khi có mưa lớn, triều cường hoặc mưa lớn kết hợp với triều cường. Cụ thể là sẽ lắp đặt ngay các cửa ngăn triều tại các cửa xả dọc theo tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm, đồng thời trang bị bơm hút nước mưa để giảm ngập cho khu vực này.

Ngoài ra, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố cũng sẽ lập phương án tạm thời giảm ngập cho khu vực Hàng Bàng - Bến xe Chợ Lớn, vòng xoay Cây Gõ - Minh Phụng để triển khai đầu tư gấp trong năm 2008. Điểm ngập trên đường Nguyễn Văn Luông cũng sẽ được giải quyết xong trong tháng 10 năm nay. Ông Nguyễn Ngọc Công cho biết, giải pháp tạm thời sẽ giúp kéo thời gian ngập và mức độ ngập giảm khoảng 50% so với hiện nay.

Ông Nguyễn Ngọc Công cho rằng, trong kế hoạch trung hạn, cần phải đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA ở các lưu vực như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hũ - Bến Nghé và Tân Hóa - Lò Gốm. "Bức xúc nhất hiện nay là 20 điểm ngập nằm trên các tuyến đường ở xung quanh Bến xe Chợ Lớn và khu vực Cây Gõ (Q.6 và Q.11), thuộc lưu vực rạch Hàng Bàng, trong khi dự án giải quyết thoát nước ở lưu vực này hiện chưa được triển khai. Lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm thì cũng chỉ có một số tuyến đường đang được thi công cải tạo cống thoát nước, thuộc dự án Nâng cấp đô thị" - ông Công nói.

 (nguồn :http://www4.thanhnien.com.vn)

Tin tức khác
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 04) Tin phát lúc: 08h00 (09/10/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 4) (07/10/2023)
TIN CUỐI CÙNG VỀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (26/09/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI KHẨN CẤP (Tin phát lúc: 08h00) (25/09/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 3) lúc 14 giờ (31/08/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 02) (27/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 11H00 NGÀY 18-7-2023 (18/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 05H NGÀY 17-7-2023 (17/07/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG (15/07/2023)
Ứng phó linh hoạt với thiên tai (28/05/2023)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN