Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1066
Lượt truy cập : 7622963
Hệ thống đê biển TPHCM không có khả năng chịu sóng thần (04/04/2011)
Hệ thống đê biển TPHCM không có khả năng chịu sóng thần

     Việt Nam ở ngoài khu vực thuộc vành đai núi lửa và động đất Thái Bình Dương (kể cả sóng thần) nhưng thời gian gần đây đã từng xảy ra động đất tại một số tỉnh thành phía Bắc hay các tỉnh Phan Thiết, Bà Rịa – Vũng Tàu (phía Nam). Vì vậy, chuyện xây dựng hệ thống đê biển chắn sóng, bão, và cả sóng thần nếu xảy ra là điều cần thiết.

TPHCM: Thiệt hại nặng nếu có sóng thần

     Cửa ngõ ra biển Đông của TPHCM là huyện Cần Giờ có đường bờ biển dài khoảng 14km với sông, rạch chằng chịt thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Trước đây, khu vực này bị sạt lở nghiêm trọng, có nơi lên đến 8m-10m/năm. Lợi thế của TPHCM là có rừng ngập mặn Cần Giờ với trên 37.000ha, là vành đai chắn sóng hiệu quả nhất mà nhiều nơi khác không có được.

     Nhưng theo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão TPHCM, sạt lở ở Cần Giờ mới là mối đe dọa thường xuyên. TP đã đầu tư xây kè đá bảo vệ bờ biển từ thị trấn Cần Thạnh đến xã Long Hòa dài 13km, được thực hiện từ năm 1982, sau đó tiếp tục được duy tu, nâng cấp năm 1997, năm 2000, sử dụng đá hộc xếp khan, giúp hạn chế việc sạt lở tạo bồi lắng, có triển vọng cho hướng đầu tư lấn biển. Trong khi đó, kè biển xã đảo Thạnh An dài 2km đã bị cơn bão Linda năm 1997 làm hư hỏng nặng, đã được sửa chữa, nâng cấp năm 2002.

     Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, nhất là bão lũ có xu hướng xảy ra ngày càng thường xuyên hơn tại các tỉnh phía Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM kiến nghị xây dựng đê biển (dài 17km) có khả năng chống bão cấp 10 - 11, thay vì cấp 6 - 7 như hiện nay. Tuy nhiên, từ tháng 10-2010 đến nay, kiến nghị trên vẫn chưa được Bộ Kế hoạch đầu tư trả lời. Vì vậy, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão TP đang tham mưu để sở kiến nghị UBND TP sử dụng ngân sách TP để nhanh chóng xây dựng nhất là khi thiên tai và sự bất thường của thời tiết ngày càng trở nên khó lường.

Đê biển ĐBSCL: Cần hàng chục ngàn tỷ đồng

     Vùng ven biển ĐBSCL từng xuất hiện sóng biển cao tràn vào đất liền, bão (Linda năm 1997, Durian năm 2006) nhưng triều cường cao, xâm nhập mặn… là những hiện tượng xảy ra thường xuyên. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ĐBSCL và TPHCM ở vào vị trí bất lợi, là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nước biển dâng. Do vậy, việc chủ động ứng phó, phòng chống, đảm bảo cuộc sống của người dân ven biển là yêu cầu cấp bách, thiết thực của người dân khu vực này.

     Việc xây dựng đê biển đã được đặt ra ngay sau năm 1975, nhiều khu vực đã xây dựng đê biển, nhưng lúc đó còn mang tính cục bộ, riêng lẻ, chưa phải là một hệ thống hoàn chỉnh. Khi vấn đề biến đổi khí hậu được cả thế giới lên tiếng và xác định Việt Nam ở trong khu vực bị ảnh hưởng, vấn đề xây dựng đê biển trở nên bức bách hơn. Chính phủ đã duyệt chiến lược quy hoạch hệ thống đê biển dọc các tỉnh ven biển, nhằm ngăn mặn, ngăn lũ…

     Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, độ cao, sức chịu đựng của các tuyến đê biển vùng ven biển ĐBSCL hiện chưa đáp ứng yêu cầu về giảm thiệt hại do nước biển dâng và sức tàn phá của sóng biển với cường độ mạnh. Tuyến đê biển tỉnh Cà Mau (huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân) và Kiên Giang (huyện Hòn Đất) khu vực biển Tây khoảng 260km bị xói lở nhiều nơi. Có gần 20 điểm đê biển sạt lở với tổng chiều dài hơn 2.500m ở tỉnh Cà Mau.

     Tuyến đê biển ở Kiên Giang (gần 100km) từ huyện An Minh đến Kiên Lương trên 60 điểm bị sạt lở, nhất là tuyến đê qua các xã Vân Khánh, Tây Yên (huyện An Biên) hay xã Binh Sơn, Bình Giang, Thổ Sơn… (huyện Hòn Đất) bị đứt trên 20 đoạn (từ 6-10m/đoạn). Riêng tuyến đê Biển Đông trên địa bàn Cà Mau dài hơn 150km đến nay chưa xây dựng.

     Khu ven biển Đông ở tỉnh Sóc Trăng dài hơn 70km, nhiều đoạn đã bị nước biển thâm nhập gây sạt lở nghiêm trọng, nhất là huyện Vĩnh Châu, Cù Lao Dung. Tương tự, tại Bạc Liêu, với tuyến đê biển dài 56km chỉ chịu được bão cấp 9. Vùng ĐBSCL có gần 620km đê biển và hơn 740km đê cửa sông cần nâng cấp hoặc xây dựng mới chiều rộng đê 6m kết hợp giao thông, cao 4,5m-4,7m so với hiện nay 3,2m-3,5m (biển Đông) và 2,5m-2,8m so với 2m-2,2m (biển Tây), ngoài đê là rừng phòng hộ bảo vệ và giảm sóng. Hệ thống đê biển này được xây dựng nhằm phòng chống thiên tai, giúp kiểm soát mặn, giữ ngọt, tiêu úng, thoát lũ và nuôi trồng thủy sản, bên cạnh đó còn kết hợp làm giao thông… với mục tiêu là bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, ổn định sản xuất và đời sống bà con. Theo tính toán, cần hàng chục ngàn tỷ đồng để nâng cấp và xây dựng. (nguồn: sggp.org.vn)

Tin tức khác
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 04) Tin phát lúc: 08h00 (09/10/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 4) (07/10/2023)
TIN CUỐI CÙNG VỀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (26/09/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI KHẨN CẤP (Tin phát lúc: 08h00) (25/09/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 3) lúc 14 giờ (31/08/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 02) (27/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 11H00 NGÀY 18-7-2023 (18/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 05H NGÀY 17-7-2023 (17/07/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG (15/07/2023)
Ứng phó linh hoạt với thiên tai (28/05/2023)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN