Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 480
Lượt truy cập : 7775031
Đối diện nguy cơ ngập nghiêm trọng - Bài 2: Kiểm soát lũ thượng nguồn, triều cường (16/11/2011)
Đối diện nguy cơ ngập nghiêm trọng - Bài 2: Kiểm soát lũ thượng nguồn, triều cường

TPHCM là 1 trong 5 thành phố và Việt Nam là 1 trong 10 nước trên thế giới có nguy cơ ngập nước cao (trong đó diện tích bị ngập của TPHCM đến cuối thế kỷ 21 lần lượt là 128km², 204km² và 473km², tương ứng với các kịch bản nước biển dâng 65cm, 75cm và 100cm). Như vậy, khả năng kiểm soát ngập 100% là điều không thể thực hiện được. Vậy làm sao để quản lý ngập lụt một cách căn cơ, bền vững…

  • Kiểm soát thủy triều

     Theo khảo sát hiện nay, 75% các khu vực bị ngập ở TPHCM không phải do triều cường cao mà do khả năng thoát nước của hầu hết hệ thống thoát nước mưa chỉ đáp ứng lượng mưa 80mm (trong khoảng 3 giờ mưa liên tục).

     Những năm gần đây, xuất hiện mưa lớn kéo dài nhiều giờ xảy ra cùng lúc đỉnh triều cường vượt mức báo động 3 đã gây ngập nặng ở nhiều khu vực, nhất là các nơi có địa hình thấp hơn đỉnh triều. Bên cạnh đó, hiện tượng lún nền cũng đang diễn ra khiến tình trạng ngập càng trở lên phức tạp. 

     Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước (thuộc Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước thành phố) cho rằng, công việc cấp bách hiện nay là phải đảm bảo vận hành tốt hệ thống thoát nước cũ, xây dựng và đấu nối đồng bộ các tuyến cống, triển khai nạo vét kênh rạch. Lắp đặt gần 300 van ngăn triều ở vùng ven để hạn chế triều cường.

     Trung tâm đang xây dựng cống ngăn triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè để giúp kiểm soát mực nước triều và nước mưa, giải quyết tình trạng ngập nước cho 500ha đất trũng trong tổng số 3.400ha tại các quận 1, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Công trình sẽ giúp giải quyết gần một nửa số điểm ngập trong khu vực nội ô thành phố.

     Từ nay đến cuối năm 2012, TPHCM sẽ thực hiện các giải pháp kiểm soát thủy triều, chủ động hạ thấp mức nước trên các kênh trục bao quanh vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè, phát huy khả năng trữ nước của hệ thống kênh rạch, hồ nước và các khu vực thấp, trũng, làm tăng khả năng tiêu thoát cho hệ thống cống rãnh trong thành phố, chấm dứt tình trạng úng ngập do lũ và triều, tạo nền cho việc tiêu thoát nước mưa từ hệ thống kênh rạch.

     Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống ngập, UBND TPHCM đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ. Trong đó, ưu tiên tập trung vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đê bao và cống kiểm soát triều, nạo vét các kênh rạch thoát nước quan trọng; các dự án tiêu thoát nước và xử lý nước thải cho các vùng phía Bắc, Tây, Đông - Nam, Đông - Bắc và vùng phía Nam thành phố.

     Việc hoàn thành hệ thống cống kiểm soát ngăn triều chống ngập khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án cống thoát nước Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh) sẽ giảm tình trạng ngập úng do mưa hay triều cường trên quy mô 7 quận nội thành, bao gồm: quận 1, 3, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp.

  • Nâng cao khả năng tiêu nước
     Tình trạng cống thoát nước quá tải do sự gia tăng về cường độ mưa đã vượt tần suất tính toán trong thiết kế hệ thống thoát nước, các trận mưa có tổng lượng trên 85mm đã xuất hiện thường xuyên và có xu hướng tăng dần, trong khi chu kỳ tràn cống cho phép đang được áp dụng thuộc loại nhỏ, nếu không bổ sung các giải pháp công nghệ mới về quản lý nước mưa đô thị thích hợp thì các cống sẽ bị quá tải và gây ngập thường xuyên hơn, cho dù đã hoàn thành các dự án thoát nước lớn.

     Vì thế, để tạo chuyển biến trong việc xóa, giảm ngập trên địa bàn thành phố, sau năm 2012, thành phố sẽ thực hiện các giải pháp kiểm soát ở khu vực ngã ba sông Đồng Nai - Sài Gòn, bao gồm các giải pháp kiểm soát lũ thượng lưu, kiểm soát triều, nhằm giải quyết bài toán chống úng ngập cho khu vực thành phố trong điều kiện có lũ lớn ở thượng lưu và nước biển dâng trong tương lai; gắn kết việc vận hành công trình kiểm soát nước…

     ụ thể, vùng 1 toàn bộ khu vực bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè, trong đó có khu vực nội thành cũ, khu vực phía Nam thành phố và một phần tỉnh Long An (bờ tả sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông), chủ yếu là vùng đất canh tác và hoang hóa có nhu cầu về cải tạo đất mặn, phèn.

     Vùng 2 bao gồm khu vực ngã ba sông Đồng Nai - Sài Gòn, là vùng đang phát triển, tình hình tiêu thoát nước thuận lợi hơn, do đó có thể bố trí công trình để chống ngập, tiêu nước.

     Vùng 3, bao gồm toàn bộ khu vực bờ tả sông Nhà Bè - Soài Rạp, hiện tại là vùng sinh quyển mở, có thể xây dựng các công trình kiểm soát nước, quy mô lớn trong tương lai, tùy thuộc vào tình hình, diễn biến nước biển dâng và quá trình phát triển đô thị phía Nam thành phố.

     Trong hệ thống đê bao ven theo bờ hữu sông Sài Gòn (từ Bến Súc), sông Soài Rạp và bờ tả sông Vàm Cỏ Đông đến tỉnh lộ 824 (thị trấn Đức Hòa - tỉnh Long An), tuyến đê từ Bến Súc đến Vàm Thuật được bố trí theo tuyến đê bao của dự án thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn; đoạn còn lại theo các tuyến đường giao thông hiện có ven sông.

     Hệ thống cống khép kín tuyến đê bao được đặt tại các cửa sông, rạch đổ ra sông Sài Gòn, Nhà Bè, sông Vàm Cỏ và sông Vàm Cỏ Đông. Các cống chính là Rạch Tra, Vàm Thuật, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, Kinh Lộ, Kinh Hàng, Thủ Bộ, Bến Lức, Kênh Xáng Lớn. Các cống này có nhiệm vụ khống chế mực nước và kiểm soát môi trường nước khu vực phía trong đê bao, để không cao hơn mực nước cho phép theo yêu cầu, chủ động cắt đỉnh triều.

     Hướng thoát nước chính trong khu vực là hướng Bắc - Nam, do vậy hệ thống kênh trục thoát nước chính được xác định là các kênh dọc theo hướng này. Trục kênh Rạch Tra - Thầy Cai - An Hạ - kênh Chợ Đệm được cải tạo nạo vét, mở rộng để tải nước từ vùng trũng thành phố về phía Nam.

     Tuyến kênh Vàm Thuật - Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên đã được UBND TPHCM phê duyệt đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ nâng cao khả năng tiêu thoát nước. Các “hồ điều tiết” bao gồm hệ thống ao, hồ, kênh rạch và một số khu vực đất trũng được cải tạo để có đủ dung tích dự phòng trữ lượng nước mưa tiêu ra từ trung tâm thành phố trong thời gian triều cường.

     Hiện nay, UBND TPHCM đang phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng hệ thống đê bao bờ hữu sông Sài Gòn (từ Vàm Thuật quận Bình Thạnh đến Kinh Lộ huyện Nhà Bè và từ tỉnh lộ 8 đến Bến Súc huyện Củ Chi); bờ tả sông Sài Gòn (từ rạch Cầu Ngang quận Thủ Đức tới khu Thủ Thiêm quận 2). Xây dựng 7 cống kiểm soát triều quy mô lớn cùng các cống kiểm soát triều quy mô vừa và nhỏ...  (Nguồn: sggp.org.vn)
Tin tức khác
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 04) Tin phát lúc: 08h00 (09/10/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 4) (07/10/2023)
TIN CUỐI CÙNG VỀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (26/09/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI KHẨN CẤP (Tin phát lúc: 08h00) (25/09/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 3) lúc 14 giờ (31/08/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 02) (27/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 11H00 NGÀY 18-7-2023 (18/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 05H NGÀY 17-7-2023 (17/07/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG (15/07/2023)
Ứng phó linh hoạt với thiên tai (28/05/2023)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN