Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1190
Lượt truy cập : 7702653
Để phương án chống lũ và triều cường đạt hiệu quả (02/04/2011)
Để phương án chống lũ và triều cường đạt hiệu quả

Các giải pháp chống ngập lụt cho TP, về tổng thể, không chỉ là bài toán thủy lợi, mà là bài toán kinh tế-xã hội-môi trường rất lớn, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều ngành và cần có nhiều phản biện. Vì thế nếu trình ngay các giải pháp, như trong bản đề xuất, để Thủ tướng phê duyệt có lẽ chưa đủ cơ sở, quá vội vã. Căn cứ vào báo cáo đăng trên Báo SGGP ngày 9-3-2008, GS-TS NGUYỄN TẤT ĐẮCnêu một số băn khoăn:

     - TP bị ngập do triều, do mưa, do triều kết hợp với mưa. Tuy nhiên trong đề án chỉ chú trọng đến triều và lũ là chưa thỏa đáng, nhất là theo các kịch bản về thay đổi khí hậu, lượng mưa về mùa mưa ở phía Nam có thể gia tăng 5%-10% so với năm 1990 (theo thông báo quốc gia lần thứ 2 cho cơ quan UNFCCC). So với triều và triều kết hợp với mưa, và đối với TPHCM, thì lũ chưa phải là nguyên nhân quan trọng gây ngập lụt như đối với hệ thống sông Hồng.


     Mặt khác, trên thượng lưu các sông Đồng Nai-Sài Gòn còn có một hệ thống các bậc thang thủy điện, các bậc thang này cũng đang hoàn thiện dần cùng với các quy trình vận hành liên hồ. Vì thế, việc chống lũ với tần suất 0,5% (200 năm xảy ra một lần) có vẻ như chưa cấp bách (hoặc thừa và không kinh tế) so với việc làm thế nào hoàn thiện, nạo vét hệ thống cống ngầm nhằm tiêu thoát nước mưa. Ngập do triều kết hợp với mưa cũng chưa được phân tích và chú trọng thỏa đáng trong dự án.

     Trong thế kỷ trước không gian trong TP còn thông thoáng, nước mưa có thể tạm trữ trong các vùng hồ, đất trống, đất trũng, nền đất công viên và vẫn có đường thoát nhanh ra sông kênh.

     Nhưng ngày nay, thay cho các khu đệm này là các khu nhà bê tông cao tầng, các xa lộ, đường sá ngăn đường thoát, ngay cả khu đệm chứa nước dưới ngầm các công viên cũng được dự kiến làm hầm ngầm giữ xe, thì nước mưa chỉ còn một con đường là chảy trên đường phố và thoát ra kênh rạch qua mạng lưới cống ngầm bị lấp dần bằng đủ thứ rác rưởi. Đó là một trong các nguyên nhân quan trọng làm TP ngập lụt thường xuyên sau mỗi trận mưa lớn (47 điểm). Đừng để người dân ngộ nhận là với dự án này TP hết ngập lụt.

     - Chưa có đủ các phân tích thủy văn để lựa chọn tần suất tính toán mà chọn ngay triều năm 2000 là chưa thỏa đáng, vì triều tại Phú An năm 2007 đã là 1,48m còn triều năm 2000 chỉ có 1,296m.

     - Xây dựng hệ thống cống và đê bao là giải pháp hợp lý, tuy nhiên trạng thái dòng chảy trong vùng bao sẽ thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào chế độ vận hành của từng cống. Theo GS Nguyễn Sinh Huy, khi triều cao ta có thể đóng một số cống ngăn triều ở phía Nam, chỉ mở một số cống ở thượng lưu TP để nhận nước triều vào.


     Như vậy, mực nước triều trong kênh rạch TP có giảm so với trạng thái tự nhiên nhưng giảm được bao nhiêu phải do vận hành các cống mà trong dự án không phân tích nhiều. Mặt khác, khi đóng một số cống thì phần phía trong cống gần như một hồ có dòng chảy rất nhỏ, chất thải bẩn sẽ bị lắng đọng.

     Để mở được cống phía Nam cũng cần một số thời gian để triều xuống đến mức thấp hơn thượng lưu cống. Do mực nước chênh lệch không cao và thời gian chảy xuôi không dài như tự nhiên thì khả năng tiêu thoát ô nhiễm sẽ giảm đáng kể, chứ không tăng như GS Huy phân tích. Trong trường hợp triều thấp chưa cần đóng các cống phía Nam thì do tồn tại các cống, mặt cắt dòng chảy bị thu hẹp, dòng chảy sẽ nhỏ đi, do đó khả năng tiêu thoát cũng giảm, đặc biệt khi có mưa lớn thì càng kéo dài thời gian ngập lụt.

- Ô nhiễm nước và chất lượng kênh rạch TP cũng đang là vấn đề bức xúc, tuy nhiên những phân tích trong dự án chỉ mang tính chất định tính chưa đi sâu vào định lượng; riêng xâm nhập mặn có dẫn những con số nhưng không thuyết phục, chẳng hạn tại Nhà Bè độ mặn có thể tới trên 30g/l, trong khi đó độ mặn tương ứng tại cầu Tân Thuận chưa đến 1g/l. Không có một số liệu nào về mặt ô nhiễm. Cần thực hiện nhiều tính toán và cần có sự thảo luận của nhiều chuyên gia chuyên sâu để những kết luận đưa ra từ tính toán đủ tin cậy.

     Giải quyết úng ngập, tiêu thoát nước ô nhiễm cho TP là bài toán phức tạp đòi hỏi có sự tham gia của chuyên gia nhiều ngành và xem xét đầy đủ các khía cạnh kể cả kinh tế-xã hội để có phương án khả thi hơn, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt. Kinh phí hàng ngàn tỷ đồng như dự án đề nghị không lớn, tuy nhiên những hậu quả về môi trường chưa lường hết sẽ là tai họa cho nhiều thế hệ và không thể khắc phục bằng tiền.

     Vì thế, cần có những xem xét kỹ lưỡng hơn trên nhiều khía cạnh, trước khi có những phê duyệt chính thức của Chính phủ.


nguồn :http://www.sggp.org.vn

Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 16/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 15/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 14/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 13/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 12/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 11/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 10/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 09/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 08/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 07/04/2024 (16/04/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN