Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 647
Lượt truy cập : 7700603
Chuẩn bị ứng phó siêu bão (08/10/2014)
Nghiên cứu mới nhất của Bộ Tài nguyên - môi trường cho thấy nước ta có năm khu vực có nguy cơ bão mạnh và siêu bão đổ bộ.

 
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị trực tuyến về công tác ứng phó khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ vào đất liền tổ chức ngày 7-10 do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì. Tại hội nghị, bà Huỳnh Thị Lan Hương - viện phó Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên - môi trường) - cho biết qua nghiên cứu, số liệu phân tích có thể nhận định năm vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của bão mạnh và siêu bão bao gồm: Vùng 1: từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, vùng 2: Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, vùng 3: Đà Nẵng đến Bình Định, vùng 4: Phú Yên đến Khánh Hòa, vùng 5: Ninh Thuận đến Cà Mau.

Theo bà Hương, ở mỗi vùng thường có thời gian xuất hiện bão cũng như cường độ bão khác nhau. Như vùng 1 là khu vực có số cơn bão đổ bộ nhiều nhất với tần số trung bình 1-1,5 cơn/năm. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng của bão sớm hơn những vùng khác, thời gian xuất hiện bão khoảng tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Khu vực này từng ghi nhận có bão mạnh đến cấp 15. Càng về phía Nam, các vùng có tần suất bão đổ bộ càng ít, cường độ bão cũng giảm dần.

Cụ thể như từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế có tần suất xuất hiện bão là 1-1,5 cơn/năm, Đà Nẵng - Bình Định chỉ 0,2-1 cơn/năm. Riêng vùng Phú Yên - Khánh Hòa và Ninh Thuận - Cà Mau ít xuất hiện bão đổ bộ hơn so với các vùng khác. Thực tế ghi nhận cho thấy ở các vùng từng xuất hiện những cơn bão mạnh từ cấp 10-13 đổ bộ vào đất liền.
Cũng theo bà Hương, trong tương lai các vùng trên hoàn toàn có thể xuất hiện những cơn bão với cường độ mạnh thêm từ 2-3 cấp đổ bộ. Chưa tính đến sự tàn phá do gió giật, thì nước dâng cao nhất do bão gây ra cao từ 5,7-6m ở vùng 1. Vùng 2 nước biển dâng từ 5,7-6,2m, nước dâng từ 3-3,2m ở vùng 3. Vùng 4 cũng có nước dâng cao đến 3,4m, vùng 5 nước dâng đến 3,8-5m.

Dù khu vực ĐBSCL là nơi ít xuất hiện bão đổ bộ và cường độ bão cũng không mạnh như các nơi khác, nhưng theo đại diện Viện Khoa học thủy lợi VN, khi xảy ra bão thì khu vực này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Lý do: ĐBSCL là vùng đất thấp, cao trình chủ yếu từ 0-1,5m, sông ngòi dày đặc. “Cũng do chưa xuất hiện những cơn bão mạnh nên hạ tầng, đặc biệt là nhà cửa người dân ít kiên cố, hệ thống đê bao chưa khép kín... chỉ cần bão cấp 12-13 đổ bộ là nhiều nơi trong vùng ngập 1-1,5m. Nếu sóng biển làm sạt đê bao, tình trạng ngập còn nặng nề hơn” - đại diện Viện Khoa học thủy lợi VN cảnh báo.

Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, từ nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, các địa phương cần xây dựng phương án ứng phó cho riêng mình. Riêng bản đồ ngập úng khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ, Phó thủ tướng yêu cầu đầu năm 2015 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải xây dựng hoàn tất để công bố cho các địa phương; chậm nhất đến tháng 6-2015 tất cả các địa phương trên cả nước phải xây dựng xong phương án phòng chống bão mạnh và siêu bão.

Theo http://www.tuoitre.vn
 
Tin tức khác
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 04) Tin phát lúc: 08h00 (09/10/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 4) (07/10/2023)
TIN CUỐI CÙNG VỀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (26/09/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI KHẨN CẤP (Tin phát lúc: 08h00) (25/09/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 3) lúc 14 giờ (31/08/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 02) (27/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 11H00 NGÀY 18-7-2023 (18/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 05H NGÀY 17-7-2023 (17/07/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG (15/07/2023)
Ứng phó linh hoạt với thiên tai (28/05/2023)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN