Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1650
Lượt truy cập : 7736090
Chống ngập cho TP HCM bằng... bể treo (04/04/2011)
Chống ngập cho TP HCM bằng... bể treo

TPHCM ngày càng bị úng ngập nặng. Đã có những dự án chống ngập cho TP dự kiến tiêu tốn một khoản tiền cực lớn -  17.000 tỷ đồng (ngót 1 tỷ USD). Thật bất ngờ khi một SV năm cuối của ĐH Thuỷ lợi Hà Nội lại hiến kế chống ngập cho TP đông dân nhất nước này khá đơn giản. NNVN xin giới thiệu bài viết của SV Hoàng Giang- tác giả của ý tưởng...

Ngoài những giải pháp xây dựng các công trình ngăn lũ, ngăn triều và cải tạo hệ thống thủy lợi, cống rãnh trong TP mà Nhà nước đang thực hiện, tôi xin đề xuất một giải pháp đem lại hiệu ích cao không những giảm ngập cho TPHCM mà còn sử dụng được lượng nước mưa khổng lồ đang bỏ phí vào phục vụ đời sống hàng ngày như xả bồn cầu, tưới cây, rửa xe, chống nóng...Ai cũng biết TPHCM có hàng triệu ngôi nhà. Nếu mỗi gia đình (có nhà mái bằng) bỏ phần chống nóng trên mái, sau đó quét sơn chống thấm tạo bể chứa nước mưa với chiều cao 20cm rồi gác dầm bê tông sử dụng gác thượng như bình thường lập tức chúng ta đạt được cùng lúc nhiều mục tiêu.

Các trận mưa ở TPHCM thường không kéo dài, chủ yếu là các trận mưa ngắn (30 phút đến 1 giờ) với lượng mưa khoảng 100mm gây ngập úng nặng cho TP (trận mưa lớn nhất trong vài năm qua là 134mm). Hoạ mà thời gian mưa trùng kỳ triều cường thì ngập úng diễn ra cực nhanh và nghiêm trọng. Nếu mỗi hộ gia đình đều trữ nước mưa trong bể nêu trên khi trời mưa chúng ta sẽ giảm được lượng nước mưa đổ xuống cống rãnh trong cùng lúc, lượng nước mưa cần tiêu sẽ giảm đáng kể, không vượt quá khả năng của hệ thống cống rãnh và sẽ không gây ngập.

Trong mùa mưa, do mưa nhiều nên các bể chứa trên mái chỉ cần để lượng mưa thường xuyên từ 5-7cm để dùng cho nhà vệ sinh, tưới cây, rửa xe và chống nóng. Cuối mùa mưa khoá van xả mưa để tích nước đầy bể dùng trong suốt mùa khô. Như vậy trong mùa mưa phần dung tích chứa nước mưa còn lại có chiều cao là 13-15cm, lượng nước mưa này được tháo chảy từ từ sau mưa sẽ giảm được lượng nước lớn đổ xuống cống rãnh trong một thời gian ngắn. Mực nước ở bể chứa nước trở về độ cao ban đầu (độ sâu 5 – 7cm) sau 5- 6 giờ sau mưa để đón trận mưa sau (việc trữ và tháo nước mưa có thể sử dụng van đối với những gia đình có người thường xuyên ở nhà, hoặc chúng ta cứ để ngỏ đường ống xả trong suốt mùa mưa, khi mực nước trong bể cao hơn 5- 7cm thì tự tràn theo đường ống nhỏ được thiết kế sao cho sau 5- 6 giờ mới chảy hết lượng nước mưa cần tháo).

TPHCM có tỷ lệ xây nhà trên 70% diện tích ở khu nội thành. Nếu tất cả các gia đình và các công sở đều làm như trên thì vấn đề tiêu úng của TP về cơ bản đã được giải quyết. Chưa hết hiện nay giá nước sinh hoạt (đạt 22 chỉ tiêu của Bộ Y tế) nếu tính đúng, tính đủ ở nông thôn là 8.000đ/m3. Tại TPHCM khoảng 11.000đ/m3 , thậm chí nước sạch dùng vào việc ăn uống (đạt 112 chỉ tiêu mới được Bộ Y tế ban hành) có giá 18.000-20.000đ/m3. Nếu diện tích nhà là 50- 60m2 thì cuối mùa mưa ta có thể trữ được khoảng 8-10m3 nước mưa để sử dụng trong  mùa khô dùng cho sinh hoạt gia đình.

Mỗi người dùng nước cho nhà vệ sinh tính bình quân 30 lít/người/ngày. Mỗi nhà có 4 người, như vậy mỗi ngày tiết kiệm được 120 lít nước sạch cho 1 hộ gia đình và mỗi tháng sẽ tiết kiệm được gần 4m3 nước sạch, tính ra tiền sẽ tiết kiệm được 40.000 đ/tháng (chưa kể lượng nước tưới cây, rửa xe). Tất nhiên chúng ta phải lắp thêm một đường ống dẫn từ bể chứa xuống các nhà vệ sinh.

Nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý chắc rằng người dân TPHCM sẽ đồng tình, và vấn đề ngập úng do mưa của TP sẽ không xảy ra, tiết kiệm được nước sạch và chúng ta có thể hạn chế mở rộng các cống rãnh hiện có, tránh được các lô cốt gây tắc đường như hiện nay.

Bên cạnh các lợi ích nói trên, việc chứa nước mưa trên mái nhà có một lợi ích khác mà ít người nghĩ đến- bể chứa nước mưa lúc đó biến thành một lớp chống nóng cho ngôi nhà. Hiện nay, người dân xây nhà có chống nóng trên trần, vậy nếu thay lớp gạch đó bằng một lớp nước thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn rất nhiều. Về vấn đề tăng tải trọng cho ngôi nhà, hiện nay người dân xây lớp chống nóng bằng cách đặt 1-2 lớp gạch rỗng hoặc gạch xây nghiêng và cách nhau 20cm rồi lát gạch lá nem. Nếu chúng ta xây dựng bể chứa trên mái nhà với chiều cao bể là 20cm thì tải trọng do 2 cách thức xây lớp chống nóng là như nhau.

Như vậy, nếu nhà nước có quy chế và quy định cùng với ý thức của người dân, chúng ta sẽ giải quyết được tình trạng ngập úng do mưa và thích ứng được với cả sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Đối với những nhà mới xây thì không cần phải thêm chí phí xây dựng vì làm bể nước còn rẻ hơn là làm chống nóng như hiện nay. Đối với những nhà đã làm chống nóng rồi chúng ta cần cải tạo lại với một khoản chi phí là 3.000.000 đ/hộ (với diện tích hộ là 70m2).

Ở những gia đình có nền móng vững chắc, không có nhu cầu sử dụng sân thượng nhiều, chưa có nhu cầu sử dụng nước mưa cho bồn cầu, tưới cây, rửa xe thì chỉ cần tạo bể chứa nước tạm ngay trên lớp gạch chống nóng cao 15cm và một đường ống tháo nước nhỏ để lượng mưa 130mm có thể chảy hết trong 5-6 giờ sau mưa. Trong trường hợp này gần như chúng ta không cần đầu tư thêm tiền.

theo:http://nongnghiep.upload/images/vn/

Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 16/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 15/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 14/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 13/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 12/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 11/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 10/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 09/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 08/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 07/04/2024 (16/04/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN